Chú thích Nguyễn_Thần_Hiến

  1. Ghi theo Nghiên cứu Hà Tiên (sách ghi ở mục tham khảo), vì tác giả có đọc gia phả dòng họ Nguyễn Như, bài viết của cháu nội ông Hiến đăng trên Văn hóa nguyệt san ở Sài Gòn, và mấy dòng lạc khoản của ông Hiến ghi cuối bài thơ đề trên vách Đền thờ họ Mạc tại Hà Tiên. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam ghi là Phát Đình.
  2. Nói phong trào Đông Du ở Miền Nam là nói ngắn gọn. Thực ra, vì nhiều lý do, khi vào đến Nam Kỳ, hai phong trào là Duy Tân và Đông Du đã tự kết hợp với một danh xưng mới, đó là phong trào Minh Tân, và ông Trần Chánh Chiếu chính là người đã khởi xướng và thành lập Hội Minh Tân. Tuy tên gọi có thay đổi, nhưng mục đích vẫn là lo cho dân khôn, nước mạnh để có ngày giành lại chủ quyền dân tộc. (Phong trào Đông Du ở Miền Nam. Sách tập hợp nhiều bài viết, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn & Tạp chí Xưa và Nay cùng ấn hành, 2007, tr.60-61. Xem thêm nhiều chi tiết khác có trong sách này.)
  3. Gia phả dòng họ Nguyễn Như và trong bài viết trên Văn hóa nguyệt san (tập 79, tháng 3 năm 1965, tr. 375), của cố tác giả Minh Trân Nguyễn Như Hằng, cháu nội Nguyễn Thần Hiến, đều ghi năm 1857.
  4. 1 2 3 4 5 6 Nghiên cứu Hà Tiên, sách ghi ở mục tham khảo, tr. 502, 515, 516, 526 và 530.
  5. Kinh lịch là chức quan, hàm chánh thất phẩm, chuyên việc giấy tờ công văn và giải quyết các việc hành chánh của tỉnh
  6. Lược ghi vài việc làm của nhóm: Năm 1888, ông Hiến đã vận động người dân địa phương góp công, góp của khởi sự kiến tạo đình thờ thần Thành hoàng xã Mỹ Đức, thờ ba vị nhân thần khai cơ đất Hà Tiên là Mạc Cửu, Mạc Thiên TứMạc Tử Sanh. Năm 1897-1901, ông Hiến lại vận động người dân trùng tu Đền thờ họ Mạc tại núi Bình San, Hà Tiên. Năm 1904, ông Nguyễn Phương Chánh, cho công bố 11 bài thơ thất ngôn bát cú của Mạc Thiên Tứ trên báo Nông cổ mín đàm. Năm 1907, ông La Thành Đầm cho công bố bản phiên âm Quốc ngữ quyển Thập cảnh Hà Tiên của Mạc Thiên Tứ. Và Trần Đình Quang là người đầu tiên viết lịch sử họ Mạc bằng chữ Nôm, gọi là Gia phả Hà Tiên...
  7. Ngay đợt đầu có bảy người, sau đó có khoảng 75 người. Năm 1908, con số lên đến hàng trăm người. (Phong trào Đông Du ở Miền Nam, sách dẫn ở mục tham khảo, tr.2)
  8. Dựa theoChí sĩ Nguyễn Quang Diêu của Nguyễn Văn Hầu. Dẫn lại theo Nghiên cứu Hà Tiên, tr. 507.
  9. Nhận được tin dữ, Phan Bội Châu và Nguyễn Thần Hiến đã làm một bia đá ghi công đức của nhà sư Thiện Quảng Thiền, đặt trong hang Kho Lẽm (Xiêm), là chỗ sư trụ trì. Lược thuật theo Tạp chí Lạc Việt số 1 ra ngày 12 tháng 11 năm 1948, tr. 2.
  10. Duy Tân hội thường gọi là "Ám xã"
  11. Ba Kỳ gồm: Bắc Kỳ, Trung KỳNam Kỳ.
  12. Việt Nam Quang phục Hội là một tổ chức cách mạng theo khuynh hướng bạo động chống Pháp ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20. Do Phan Bội Châu thành lập ở Quảng Đông (Trung Quốc) năm 1912 với mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, thành lập Cộng hoà Dân Quốc Việt Nam theo gương Tôn Dật Tiên
  13. Phan Bội Châu niên biểu trong Phan Bội Châu toàn tập, tập 6, Chương Thâu sưu tầm, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, tr. 70.
  14. Dẫn lại theo Nghiên cứu Hà Tiên, tr. 513 và 514